Visa là một trong những chủ đề mình rất ngại viết mặc dù có vẻ hữu ích cho một số bạn nhưng mình cực kỳ chán, vì sẽ làm các bạn phát ngán với UK. Bộ nội vụ- Home Office ở đây kiếm tiền người nước ngoài một cách kinh khủng quá. Mình không có khả năng viết tỉ mỉ như bạn Ha Nguyen nhưng hy vọng những thông tin tóm tắt sau đây sẽ cung cấp một số khái niệm cơ bản cho những ai đang muốn lập gia đình và đinh cư tại UK.
Trước hết cần biết tên gọi và công năng của một số loại visa.
🖍Family visa- Visa gia đình là tên gọi chung của visa diện đoàn tụ với gia đình. Visa này bao gồm nhiều thể loại như con cái đoàn tụ với cha mẹ, cha mẹ đoàn tụ với con, người nhà xin được đến UK để chăm sóc người thân trong gia đình hay là đến để được người thân tại UK chăm sóc gì đó, v.v. Visa này có thời hạn 2 năm rưỡi và được quyền làm việc. Mình chỉ đề cập đến trường hợp đến UK để đoàn tụ với vợ, hoặc chồng trong bài này. Phí visa hiện nay là £1,523/người nếu xin visa tại Việt Nam và £1,033/người nếu xin tại Anh.
🖍Marriage visitor visa- Visa đến UK nhằm mục đích kết hôn. Visa này có thời hạn 6 tháng và trong thời gian đó bạn sẽ được đến UK để làm thủ tục kết hôn, không được làm việc. Sau khi kết hôn xong thì phải về nước lại, không được phép gia hạn hay chuyển sang xin family visa. Phí visa là £95.
🖍Visitor visa- Visa đi du lịch loại phổ thông có thời hạn từ 6 tháng đến 10 năm, mỗi lần có thể ở UK đến 180 ngày nhưng không được phép làm việc và không được phép kết hôn. Phí visa từ £95 trở lên tùy thời hạn visa.
🖍General tier 4 student visa- Visa du học có thời gian tương ứng với khoá học. Có thể được đi làm hoặc không được đi làm thêm tùy vào trường và bậc học. Visa này cho phép sinh viên có thể kết hôn tại Anh.
🖍Fiancé visa hay còn gọi là visitor visa as a fiancé- Visa hôn thê có thời hạn 6 tháng. Visa này cho phép sang UK kết hôn sau đó có thể chuyển đổi sang family visa để tiếp tục ở lại. Thường những người xin visa fiance phải xin ở ngoài UK nên phí tối thiểu là £1,523.
💣🧨Đọc xong phần phân loại visa chắc là các bạn đã chóng mặt rồi, phần chi tiết nộp như thế nào lại còn phiền hơn. Rất nhiều bạn hỏi mình về Fiancé visa vì có cảm giác là loại này làm có vẻ dễ hơn và cũng đỡ mất công người chồng/vợ ở bên UK đi về Việt Nam mấy lần. Mình sẽ nói rõ về phần Fiancé visa này để các bạn có nhu cầu làm Family visa từ Việt Nam thì cũng làm gần như tương tự.
😾Thứ nhất bạn cần phải thi UKVI IELTS, có thể thi loại General hoặc loại Life Skill, nhưng nhất định phải là UKVI nhé, không được thi loại standard. Có hai tổ chức thi IELTS ở Việt Nam là Hội Đồng Anh- British Council và IDP. Phí thi UKVI IELTS thì mắc hơn loại thường, phí này khoản trên 7 triệu đồng gì đó. Để định cư thì người ta chỉ yêu cầu tiếng Anh loại vỡ lòng trình độ A1, tức là chỉ cần nói được mấy câu như Hello, How are you? Tuy nhiên bạn nên cố gắng đạt điểm cao hơn một chút thì hồ sơ của bạn sẽ trơn tru hơn. Điểm tiếng Anh cao chứng tỏ bạn sẽ dễ hoà nhập, dễ tìm việc, không phải tốn tiền dân Anh đóng thuế để dạy bạn tiếng Anh. Ngoài ra với các cặp vợ chồng có một người là người Anh bản xứ thì phải có tiếng Anh giỏi thì chứng tỏ hai người có khả năng giao tiếp, hai người hiểu được nhau bằng ngôn ngữ. Nếu những ai đã đi học ở Anh và có bằng cử nhân do một trường đại học Anh quốc cấp thì không cần phải thi UKVI IELTS🤗
😾Thứ hai là phải có khả năng tài chính để bảo lãnh vi hôn thê/phu của mình qua Anh. Luật pháp quy định là phải có thu nhập chung của cả hai người tối thiểu £18,600/năm. Số tiền này không nhiều nhưng phải chứng minh được nguồn gốc của tiền và cũng yêu cầu nếu nguồn thu nhập từ tiền lương thì công việc phải được ổn định trên 6 tháng. Ngoài hai người còn phải nộp bản sao kê ngân hàng, giấy xác nhận công việc, payslip, v.v. Nếu người ở Việt Nam có đi làm thì cũng nên nộp các giấy tờ liên quan đến thu nhập và việc làm. Việc này cũng chứng minh là bạn là người có đi làm, độc lập, có trình độ, sẽ không trở thành gánh nặng cho xa hội nếu bạn sang Anh.
😿Thứ ba là phải chứng minh được lịch sử mối quan hệ của bạn và vị hôn thê/phu. Không phải bạn sẽ nộp một usb có vài ngàn tấm hình cho UKVI đâu. Bạn cần phải viết một cover letter tóm tắt quá trình quen nhau. Kèm theo thư đó là khoản 20 tấm hình theo trình tự tóm tắt việc các bạn đi chơi, gặp gỡ gia đình hai bên v.v. Có thể làm trên Power point để dễ thuyết minh, rồi in màu.
😿Thứ tư là chứng minh bạn có chuẩn bị chút ít cho đám cưới ở Anh. Cụ thể là có đóng phí và có hẹn ngày để gặp bên tư pháp của thành phố- Notice of intention of marriage. Người ta sẽ cho bạn ngày hẹn và biên lai đóng phí, in những thứ này ra nộp vào hồ sơ. Ngoài ra có thể kèm theo một số email chứng tỏ bạn có liên lạc với bên tổ chức đám cưới, nhà hàng. Người ta sẽ xem xét những thứ giấy tờ này để xem bạn có chuẩn bị gì không.
😿Thứ năm là các giấy tờ liên quan đến nhà ở bên UK. Vị hôn thê/phu của bạn phải nộp các hoá đơn tiền điện nước, thông báo thuế nhà- council tax, hợp đồng thuê nhà nếu ở thuê, hay hợp đồng vay tiền ngân hàng để mua nhà v.v. Phần này chắc là dễ nhất.
😿Ngoài ra bạn cũng phải khám sức khoẻ ở trung tâm IOM để kiểm tra mình không bị bênh lao phổi. Bạn cũng phải nộp các giấy tờ nhân than như giấy CMND, giấy chứng nhận độc than, hộ khẩu, v.v.
😤Sau khi có đầy đủ giấy tờ và điền mẫu đơn dài khoản 40 trang, thì bạn đặt cuộc hẹn để đến trung tâm VFS ở Việt Nam nộp passport và lấy dấu vân tay. Tất cả giấy tờ liệt kê ở bên trên phải nộp cho UKVI ở Sheffield- Anh. Mình không biết bây giờ họ đã cải thiện cho scan hồ sơ chưa nhưng trước đây là phải ra bưu điện gởi bảo đảm tới PO Box của UKVI. Khi gởi thì phải mua thêm một cái bì thư trả tiền sẵn và ghi địa chỉ nhà ở UK để họ trả hồ sơ về nhà cho mình sau khi họ scan xong. Phần này mình lưu ý là hồ sơ phải tách ra từng phần, mỗi phần có một tờ heading có barcode. Nếu không tách hồ sơ ra như vậy, giấy tờ của bạn sẽ bị xào xáo và họ có quyền kéo dài thời gian duyệt hồ sơ🤕.
🥵Thời gian duyệt hồ sơ là 12 tuần. Bạn có thể nộp thêm phí để có dịch vụ nhanh priority trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên nếu hồ sơ bạn không đầy đủ rõ ràng thì họ sẽ ngâm hồ sơ tới thiên thu. Có người nói với mình là họ phải chờ 18 tháng mà chả thấy trả lời trả vốn gì.
🤬Nếu quá thời hạn 12 tuần mà bạn chưa có phản hồi gì thì bạn có thể nhờ can thiệp. Bạn đừng mất công tốn tiền gọi điện hay email cho mấy cái đường dây helpline vì họ luôn trả lời là họ không trả lời cụ thể cho trường hợp của bạn được. Tốt nhất là hôn phu/thê nên viết email hoặc gọi điện kể lể với ông/bà nghị sĩ ở địa phương (your local MP). Thông thường nếu hôn phu/thê của bạn là công dân tốt, đóng thuế đầy đủ thì văn phòng nghị sĩ họ sẽ giúp vì họ có thể can thiệp được với bộ nội vụ. Tuy nhiên phải liên lạc sau thời hạn 12 tuần vì trước đó thì họ cũng sẽ không giúp gì.
😰Mình sẽ viết thêm phần 2 về việc sang tới Anh thì phải làm gì tiếp. Viết đề tài này thiệt là quá mệt mỏi và hại não. Hy vọng sẽ có ích cho nhiều bạn trong quá trình chuẩn bị. Các bạn có thể tham khảo thêm ở website của chính phủ https://www.gov.uk/uk-family-visa
(ST)
Trước hết cần biết tên gọi và công năng của một số loại visa.
🖍Family visa- Visa gia đình là tên gọi chung của visa diện đoàn tụ với gia đình. Visa này bao gồm nhiều thể loại như con cái đoàn tụ với cha mẹ, cha mẹ đoàn tụ với con, người nhà xin được đến UK để chăm sóc người thân trong gia đình hay là đến để được người thân tại UK chăm sóc gì đó, v.v. Visa này có thời hạn 2 năm rưỡi và được quyền làm việc. Mình chỉ đề cập đến trường hợp đến UK để đoàn tụ với vợ, hoặc chồng trong bài này. Phí visa hiện nay là £1,523/người nếu xin visa tại Việt Nam và £1,033/người nếu xin tại Anh.
🖍Marriage visitor visa- Visa đến UK nhằm mục đích kết hôn. Visa này có thời hạn 6 tháng và trong thời gian đó bạn sẽ được đến UK để làm thủ tục kết hôn, không được làm việc. Sau khi kết hôn xong thì phải về nước lại, không được phép gia hạn hay chuyển sang xin family visa. Phí visa là £95.
🖍Visitor visa- Visa đi du lịch loại phổ thông có thời hạn từ 6 tháng đến 10 năm, mỗi lần có thể ở UK đến 180 ngày nhưng không được phép làm việc và không được phép kết hôn. Phí visa từ £95 trở lên tùy thời hạn visa.
🖍General tier 4 student visa- Visa du học có thời gian tương ứng với khoá học. Có thể được đi làm hoặc không được đi làm thêm tùy vào trường và bậc học. Visa này cho phép sinh viên có thể kết hôn tại Anh.
🖍Fiancé visa hay còn gọi là visitor visa as a fiancé- Visa hôn thê có thời hạn 6 tháng. Visa này cho phép sang UK kết hôn sau đó có thể chuyển đổi sang family visa để tiếp tục ở lại. Thường những người xin visa fiance phải xin ở ngoài UK nên phí tối thiểu là £1,523.
💣🧨Đọc xong phần phân loại visa chắc là các bạn đã chóng mặt rồi, phần chi tiết nộp như thế nào lại còn phiền hơn. Rất nhiều bạn hỏi mình về Fiancé visa vì có cảm giác là loại này làm có vẻ dễ hơn và cũng đỡ mất công người chồng/vợ ở bên UK đi về Việt Nam mấy lần. Mình sẽ nói rõ về phần Fiancé visa này để các bạn có nhu cầu làm Family visa từ Việt Nam thì cũng làm gần như tương tự.
😾Thứ nhất bạn cần phải thi UKVI IELTS, có thể thi loại General hoặc loại Life Skill, nhưng nhất định phải là UKVI nhé, không được thi loại standard. Có hai tổ chức thi IELTS ở Việt Nam là Hội Đồng Anh- British Council và IDP. Phí thi UKVI IELTS thì mắc hơn loại thường, phí này khoản trên 7 triệu đồng gì đó. Để định cư thì người ta chỉ yêu cầu tiếng Anh loại vỡ lòng trình độ A1, tức là chỉ cần nói được mấy câu như Hello, How are you? Tuy nhiên bạn nên cố gắng đạt điểm cao hơn một chút thì hồ sơ của bạn sẽ trơn tru hơn. Điểm tiếng Anh cao chứng tỏ bạn sẽ dễ hoà nhập, dễ tìm việc, không phải tốn tiền dân Anh đóng thuế để dạy bạn tiếng Anh. Ngoài ra với các cặp vợ chồng có một người là người Anh bản xứ thì phải có tiếng Anh giỏi thì chứng tỏ hai người có khả năng giao tiếp, hai người hiểu được nhau bằng ngôn ngữ. Nếu những ai đã đi học ở Anh và có bằng cử nhân do một trường đại học Anh quốc cấp thì không cần phải thi UKVI IELTS🤗
😾Thứ hai là phải có khả năng tài chính để bảo lãnh vi hôn thê/phu của mình qua Anh. Luật pháp quy định là phải có thu nhập chung của cả hai người tối thiểu £18,600/năm. Số tiền này không nhiều nhưng phải chứng minh được nguồn gốc của tiền và cũng yêu cầu nếu nguồn thu nhập từ tiền lương thì công việc phải được ổn định trên 6 tháng. Ngoài hai người còn phải nộp bản sao kê ngân hàng, giấy xác nhận công việc, payslip, v.v. Nếu người ở Việt Nam có đi làm thì cũng nên nộp các giấy tờ liên quan đến thu nhập và việc làm. Việc này cũng chứng minh là bạn là người có đi làm, độc lập, có trình độ, sẽ không trở thành gánh nặng cho xa hội nếu bạn sang Anh.
😿Thứ ba là phải chứng minh được lịch sử mối quan hệ của bạn và vị hôn thê/phu. Không phải bạn sẽ nộp một usb có vài ngàn tấm hình cho UKVI đâu. Bạn cần phải viết một cover letter tóm tắt quá trình quen nhau. Kèm theo thư đó là khoản 20 tấm hình theo trình tự tóm tắt việc các bạn đi chơi, gặp gỡ gia đình hai bên v.v. Có thể làm trên Power point để dễ thuyết minh, rồi in màu.
😿Thứ tư là chứng minh bạn có chuẩn bị chút ít cho đám cưới ở Anh. Cụ thể là có đóng phí và có hẹn ngày để gặp bên tư pháp của thành phố- Notice of intention of marriage. Người ta sẽ cho bạn ngày hẹn và biên lai đóng phí, in những thứ này ra nộp vào hồ sơ. Ngoài ra có thể kèm theo một số email chứng tỏ bạn có liên lạc với bên tổ chức đám cưới, nhà hàng. Người ta sẽ xem xét những thứ giấy tờ này để xem bạn có chuẩn bị gì không.
😿Thứ năm là các giấy tờ liên quan đến nhà ở bên UK. Vị hôn thê/phu của bạn phải nộp các hoá đơn tiền điện nước, thông báo thuế nhà- council tax, hợp đồng thuê nhà nếu ở thuê, hay hợp đồng vay tiền ngân hàng để mua nhà v.v. Phần này chắc là dễ nhất.
😿Ngoài ra bạn cũng phải khám sức khoẻ ở trung tâm IOM để kiểm tra mình không bị bênh lao phổi. Bạn cũng phải nộp các giấy tờ nhân than như giấy CMND, giấy chứng nhận độc than, hộ khẩu, v.v.
😤Sau khi có đầy đủ giấy tờ và điền mẫu đơn dài khoản 40 trang, thì bạn đặt cuộc hẹn để đến trung tâm VFS ở Việt Nam nộp passport và lấy dấu vân tay. Tất cả giấy tờ liệt kê ở bên trên phải nộp cho UKVI ở Sheffield- Anh. Mình không biết bây giờ họ đã cải thiện cho scan hồ sơ chưa nhưng trước đây là phải ra bưu điện gởi bảo đảm tới PO Box của UKVI. Khi gởi thì phải mua thêm một cái bì thư trả tiền sẵn và ghi địa chỉ nhà ở UK để họ trả hồ sơ về nhà cho mình sau khi họ scan xong. Phần này mình lưu ý là hồ sơ phải tách ra từng phần, mỗi phần có một tờ heading có barcode. Nếu không tách hồ sơ ra như vậy, giấy tờ của bạn sẽ bị xào xáo và họ có quyền kéo dài thời gian duyệt hồ sơ🤕.
🥵Thời gian duyệt hồ sơ là 12 tuần. Bạn có thể nộp thêm phí để có dịch vụ nhanh priority trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên nếu hồ sơ bạn không đầy đủ rõ ràng thì họ sẽ ngâm hồ sơ tới thiên thu. Có người nói với mình là họ phải chờ 18 tháng mà chả thấy trả lời trả vốn gì.
🤬Nếu quá thời hạn 12 tuần mà bạn chưa có phản hồi gì thì bạn có thể nhờ can thiệp. Bạn đừng mất công tốn tiền gọi điện hay email cho mấy cái đường dây helpline vì họ luôn trả lời là họ không trả lời cụ thể cho trường hợp của bạn được. Tốt nhất là hôn phu/thê nên viết email hoặc gọi điện kể lể với ông/bà nghị sĩ ở địa phương (your local MP). Thông thường nếu hôn phu/thê của bạn là công dân tốt, đóng thuế đầy đủ thì văn phòng nghị sĩ họ sẽ giúp vì họ có thể can thiệp được với bộ nội vụ. Tuy nhiên phải liên lạc sau thời hạn 12 tuần vì trước đó thì họ cũng sẽ không giúp gì.
😰Mình sẽ viết thêm phần 2 về việc sang tới Anh thì phải làm gì tiếp. Viết đề tài này thiệt là quá mệt mỏi và hại não. Hy vọng sẽ có ích cho nhiều bạn trong quá trình chuẩn bị. Các bạn có thể tham khảo thêm ở website của chính phủ https://www.gov.uk/uk-family-visa
(ST)